Yêu cầu của nghề đầu bếp là gì? Tố chất nào người đầu bếp cần có?

Yêu cầu của nghề đầu bếp là gì? Tố chất nào người đầu bếp cần có?

Cùng sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành du lịch, nghề đầu bếp là một trong những nghề cần nguồn nhân lực có tay nghề. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin giải đáp yêu cầu của nghề đầu bếp là gì? Tố chất nào người đầu bếp cần có? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé!

Yêu cầu của nghề đầu bếp là gì?

Lựa chọn trở thành đầu bếp chuyên nghiệp là xu hướng của các bạn trẻ trong những năm gần đây. Bởi nghề đầu bếp mang đến thu nhập cao, dễ dàng có công việc ổn định và cũng được coi trọng trong xã hội.

Tuy nhiên bất kỳ người đầu bếp nào cũng cần trau dồi kỹ năng, kiến thức mỗi ngày để đáp ứng sự phát triển và biến đổi không ngừng của ngành. Bên cạnh đó người đầu bếp chuyên nghiệp cần nắm chắc các tiêu chuẩn.

Dưới đây là những yêu cầu của nghề đầu bếp mà ai muốn trở thành đều phải hiểu rõ và thành thục:

Giữ dao luôn sắc bén

Người đầu bếp sẽ thường chuẩn bị cho mình một bộ dao riêng, thường họ không dùng dao của người khác. Một bộ dao tốt người đầu bếp sẽ sử dụng trong rất nhiều năm; do vậy, việc bảo quản, vệ sinh, giữ dao kéo luôn sắc bén là điều đặc biệt quan trọng.

Thực tế có 5 nguyên tắc bảo quản dao người đầu bếp cần ghi nhớ:

  • Chọn đúng loại dao để chế biến nguyên liệu.
  • Mài dao đúng kỹ thuật.
  • Không rửa dao bằng máy rửa chén.
  • Dùng dao với loại thớt phù hợp.
  • Sau khi sử dụng cần vệ sinh dao, lau sạch và bọc dao cẩn thận.

Đọc thêm: Nghề đầu bếp là gì? Điều kiện để theo học ngành đầu bếp thế nào?

Khu vực làm việc luôn sạch sẽ

Trước khi nấu nướng, người đầu bếp luôn phải sắp xếp các nguyên liệu, công cụ, dụng cụ một cách ngăn nắp, dễ quan sát. Đối với những gian bếp lớn, đầu bếp thường còn đánh dấu hoặc dán nhãn để thuận tiện trong việc sử dụng khi cần thiết.

Những nguyên liệu dư thừa luôn được dọn dẹp gọn gàng là yêu cầu đối với đầu bếp chuyên nghiệp. Bởi nếu khi vực bếp không vệ sinh, bụi bẩn sẽ khiến gây nấm mốc, ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn và gây hại cho sức khỏe khách hàng.

Rèn luyện kỹ năng nêm nếm

Nhận biết và điều chỉnh gia vị là một kỹ năng vô cùng quan trọng của người đầu bếp. Đầu bếp có vị giác nhạy bén có thể dễ dàng điều gia vị để thành phẩm có hương vị mong muốn. Thực tế có những đầu bếp bẩm sinh đã rất nhạy cảm với mùi vị, cũng có người phải tập luyện để có khả năng nhận biết và nêm nếm tốt.

Những đầu bếp phải tập luyện nâng cao độ nhạy mùi vị thường cần bỏ hút thuốc, giữ vệ sinh mũi họng và tập luyện nếm, ngửi mỗi ngày.

Kiểm soát nhiệt độ

Người đầu bếp nhất định phải học cách kiểm soát nhiệt độ, bởi quá nóng hay quá lạnh đều có thể làm hỏng món ăn.

Không từ chối công việc dù là nhỏ nhất

Khi mới tham gia ngành bếp, các bạn sẽ phải đi từ vị trí thấp nhất như rửa rau, nhặt rau, lau nhà,… phụ trách những công việc này nhiều tuần, nhiều tháng. Nhưng đừng vì vậy mà nản lòng, vì chỉ khi làm được việc nhỏ các bạn mới có thể làm những công việc lớn.

Nâng cao kiến thức về ẩm thực

Thế giới ẩm thực vô cùng rộng, để có thể trở thành đầu bếp giỏi, bạn cần liên tục tìm tòi, khám phá những điều mới lạ và cập nhật xu hướng thị trường. Hãy đọc thêm sách, hay xem các chương trình nấu ăn, hoặc tham gia các cuộc thi ẩm thực,…

Tố chất người đầu bếp cần có

Nghề đầu bếp rất hấp dẫn những cũng tương đối vất vả, đòi hỏi người đầu bếp sự kiên trì, bền bỉ và tinh thần yêu nghề.

Dưới đây là những phẩm chất, kỹ năng cần có để theo nghề bếp mà chúng tôi tổng hợp lại:

Kỹ năng nấu ăn

Đây là một trong những kỹ năng cấn thiết của người đầu bếp. Kỹ năng nấu ăn có thể là cách sử dụng gia vị, thao tác nêm nếm, cách chiên, xào, nấu, hay tẩm ướp,…

Tinh thần ham học hỏi, tìm hiểu

Quá trình chế biến món ăn đòi hỏi người đầu bếp phải có tư duy logic về quy trình chế biến, luôn sáng tạo, cần mẫn, chăm chỉ, bình tĩnh và cầu thị, biết cách lắng nghe những phản hồi của khách để từ đó có những đổi mới, sáng tạo đối với các món ăn.

Sự sáng tạo

Sự sáng tạo của người đầu bếp với các món ăn là chất xúc tác giữ chân các thực khách. Nhờ sáng tạo mà mỗi món ăn sẽ trở thành một tác phẩm nghệ thuật.

Tính kỷ luật

Mọi công việc trong nhà hàng đều có quy trình chẳng hạn như vấn đề vệ sinh nơi làm việc, các dịch vụ dành cho khách hàng đến việc xử lý nguyên liệu, thực phẩm. Công việc của người đầu bếp cần có tính kỷ luật bao gồm các việc tuân thủ quy trình làm việc, quy trình xử lý nguyên vật liệu đến chế biến món ăn và giữ gìn vệ sinh nơi nơi làm việc…

Kỹ năng quản lý và tổ chức

Kỹ năng quản lý và tổ chức sẽ giúp người đầu bếp quản lý và phân phó công việc, nhân viên tốt nhất. Khi càng lên chức cao 2 kỹ năng này lại càng quan trọng.

Kỹ năng lập kế hoạch

Kỹ năng lập kế hoạch sẽ giúp người đầu bếp có kế hoạch cụ thể, chi tiết về công việc sắp diễn ra trong ngày cũng như giúp họ dự phòng các tình huống có thể xảy ra, phát sinh, từ đó sẽ có bước chuẩn bị tốt hơn.

Kỹ năng quản lý tài chính

Đây là kỹ năng người đầu bếp sẽ thường xuyên phải sử dụng. Bởi việc tính toán các chi phí mua nguyên liệu, dụng cụ bảo đảm sao cho món ăn chất lượng mà vẫn tiết kiệm nhưng vẫn đem lại nguồn lại nhuận sẽ khiến đầu bếp khá đau đầu.

Kỹ năng làm việc tập thể, giao tiếp

Việc thu mua nguyên liệu, sơ chế đến khi món ăn tới tay thực khách là sự đóng góp công sức của rất nhiều người. Chính vì vậy, nếu không có kỹ năng làm việc nhóm cũng như giao tiếp tốt thì bạn tài năng đến đâu cũng sẽ rất khó để làm tốt công việc.

Ngoài các yêu cầu về phẩm chất, kỹ năng trên người đầu bếp chuyên nghiệp cũng cần có những tố chất như:

  • Sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc cao.
  • Sự tỉ mỉ, cẩn thận, khéo léo, và kiên nhẫn.
  • Có sự nhanh nhạy với mùi vị cùng gu thẩm mỹ tốt.
  • Có ý thức, tinh thần nghề nghiệp cao độ.

Trên đây là chia sẻ về yêu cầu của nghề đầu bếp cùng những tố chất, kỹ năng mà người đầu bếp cần có. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc giúp những bạn thấy được nhu cầu thị trường, những bạn có niềm đam mê cố gắng rèn luyện và nắm lấy cơ hội thành công. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Dạy nghề để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.