Tìm hiểu theo học nghề đầu bếp có tương lai không?

Tìm hiểu theo học nghề đầu bếp có tương lai không?

Theo học nghề đầu bếp có tương lai không? Đây là một trong rất nhiều câu hỏi liên quan đến ngành nấu ăn được nhiều bạn trẻ quan tâm. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật các thông tin về nghề nghiệp thú vị này, để từ đó có định hướng cho tương lai, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Nghề đầu bếp có tương lai không?

Nghề làm bếp mang tính nghệ thuật cao. Người đầu bếp như một người nghệ sỹ, họ phải luôn luôn tìm tòi, sáng tạo không ngừng để đem đến sự cho thực khách những món ăn ngon. Một món ăn được gọi là “ngon” phải thỏa mãn năm yếu tố đó là: hương, vị (phải lôi cuốn), thẩm mỹ (phải đẹp), có nét văn hóa (chủ đề) và phải đúng thời điểm.

Nhu cầu về ẩm thực của mỗi người ngày một cao. Nhu cầu này không chỉ là nhu cầu ăn no, mặc ấm mà thay vào đó là nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp cùng các hoạt động giải trí, thư giãn, làm đẹp, hoạt động học tập và các công việc nội trợ ra đời,…

Có thể nói nghề đầu bếp nói chung được nhìn nhận ngày một có triển vọng lớn, có nhiều người theo học. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành đầu bếp ngày càng tăng cao với mức lương cạnh tranh.

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn, lo lắng nghề đầu bếp có tương lai không? Hãy xem những có hội về nghề nghiệp này mà chúng tôi tổng hợp sau đây:

Dễ dàng tìm kiếm việc làm

Hàng năm có thêm hàng triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, bên cạnh đó du lịch nội địa cũng có mức tăng trưởng rất mạnh. Các nhà hàng, khách sạn mọc lên để phục vụ nhu cầu này và kéo theo đó là thiếu hụt nhân lực chất lượng trong ngành đầu bếp.

Rất nhiều công ty có mức đãi ngộ rất cao cho vị trí đầu bếp chuyên nghiệp tại nhà hàng, khách sạn. Các bạn có thể rất dễ bắt gặp tin tuyển dụng đầu bếp trên các mạng xã hội hay các trang tuyển dụng với mức lương khá tốt kể cả khi mới tốt nghiệp.

Đọc thêm: Theo nghề đầu bếp có vất vả không?

Học phí thấp, thời gian đào tạo ngắn

Nếu so với các ngành như Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ, Y dược đào tạo tại hệ Đại học sẽ mất 4 – 5 năm, học phí tăng theo từng năm và dễ bị thất nghiệp. Ngành Đầu bếp sẽ dễ dàng hơn vì chủ yếu được đào tạo tại hệ Cao đẳng, Trung cấp được rút ngắn thời gian 2 – 3 năm, có học phí thấp.

Chương trình đào tạo ngành Đầu bếp được chọn lọc, học chuyên sâu và các môn chuyên ngành, phần lớn thời gian thực hành giúp sinh viên nắm vững kiến thức thực tế sau khi ra trường.

Cơ hội phát triển với mức thu nhập hấp dẫn

Căn cứ vào khả năng bản thân, quy mô nhà hàng, hạng sao khách sạn, cũng như địa điểm kinh doanh mà các bạn sẽ thấy sự khác biệt nhất định về mức lương.

Khi mới đi làm mức lương sẽ dao động khoảng 5 – 6 triệu đồng. Tuy nhiên sau một thời gian có kinh nghiệm thì mức lương của bạn cũng sẽ có sự thay đổi nhanh chóng. Càng lên được các vị trí cao như giám sát, phó bếp, bếp trưởng,… mức thu nhập cũng tăng lên hấp dẫn, tương xứng với công việc bạn làm.

Không chỉ thế các bạn theo nghề đầu bếp còn có cơ hội việc làm tại các nước phát triển như Nhật, Singapore, hay Úc,…

Qua những phân tích cơ bản bên trên chắc hẳn đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi Nghề đầu bếp có tương lai không, cũng như rõ ràng hơn về cơ hội ngành này, có hình dung nhất định về tương lai công việc.

Xem thêm: Theo nghề đầu bếp học khối nào? Học đầu bếp mất bao lâu?

Công việc mà người đầu bếp sẽ phụ trách

Để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, các bạn cần phải được đào tạo những kiến thức về ẩm thực, thành thạo các kỹ năng cũng như phương pháp chế biến món ăn.

Bởi trên thực tế, người đầu bếp không chỉ trực tiếp sáng tạo hay chế biến các món ăn mà sẽ còn phụ trách các công việc liên quan đến khu vực bếp như tạo menu món ăn, xác định chi phí, giá cả nguyên liệu, theo dõi lượng hàng tồn kho, đặt hàng thực phẩm, tuyển dụng nhân sự cho bộ phận bếp,…

Cụ thể những công việc người đầu bếp sẽ phụ trách như sau:

Kiểm tra, chuẩn bị nguyên liệu, xử lý nguyên liệu tồn

Người đầu bếp sẽ phải kiểm tra lại thực phẩm và nguyên liệu còn tồn đọng của ca làm việc trước để nhanh chóng đưa ra phương án xử lý phù hợp.

Công việc này giúp người đầu bếp phối hợp với các đầu bếp khác tính toán số lượng nguồn hàng nguyên liệu cần nhập cho ca làm việc của mình. Đồng thời họ sẽ kiểm tra cẩn thận chất lượng đầu vào của nguyên liệu nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trực tiếp chế biến các món ăn theo thực đơn

Các đầu bếp sẽ tiếp nhận thông tin order món của khách hàng từ bộ phận phục vụ. Sau khi đã nhận được order, bộ phận bếp tiến hàng sắp xếp và phân chia nhiệm vụ cho từng nhân viên, cụ thể:

  • Sơ chế nguyên liệu, chiên xào, trình bày món,… sẽ được chia nhỏ để phân công đến từng nhân viên bếp hoặc các phụ bếp.
  • Nhiệm vụ tẩm ướp gia vị thì người đầu bếp sẽ là người trực tiếp đảm nhận. Bởi họ sẽ có những bí quyết riêng, đảm bảo được các định lượng trong thành phần, gia vị, công thức chế biến riêng.

Ngoài ra người đầu bếp sẽ phải sát sao kỹ việc đảm bảo tất cả các món ăn được chế biến ra đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chấp hành nghiêm túc nội quy về an toàn lao động trong quá trình chế biến món ăn.

Quản lý toàn bộ khu bếp theo sự phân công của cấp trên

Ở một số trường hợp, đầu bếp sẽ phải xử lý toàn bộ các vấn đề diễn ra trong khu vực bếp và thuộc vào nhiệm vụ bếp chẳng hạn như phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên, hay quản lý nhân viên trong quá trình làm việc, và báo cáo tiến độ công việc cho cấp trên ở cuối ca làm việc.

Bên cạnh đó người bếp trưởng còn có trách nhiệm bảo quản, gìn giữ các đồ dùng, thiết bị trong gian bếp để đảm bảo các hoạt động được tiến hành thuận lợi.

Thực hiện các công việc cuối ca

Cuối mỗi ca làm việc, người đầu bếp có trách nhiệm bảo quản số nguyên liệu còn lại trong ca làm việc của mình, sau đó bàn giao lại cho ca tiếp theo và thực hiện các công tác đóng ca như kiểm tra lại các thiết bị máy móc, điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh.

Trên đây là những chia sẻ giải đáp thắc mắc Nghề đầu bếp có tương lai không cùng thông tin liên quan ngành này mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành nghề này, từ đó có định hướng đúng đắn cho bản thân trong tương lai