Theo nghề đầu bếp học khối nào? Học đầu bếp mất bao lâu? Đây là những câu hỏi mà nhiều thí sinh cùng các bậc phụ huynh quan tâm muốn nắm rõ để đăng ký học và lên kế hoạch ôn thi trước ngưỡng cửa kỳ thi THPT đang đến gần. Nhằm giúp các bạn thí sinh giải đáp các băn khoăn, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ tư vấn vấn đề này, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Nội dung bài viết
Cơ hội nghề nghiệp khi theo ngành đầu bếp
Với sự phát triển không ngừng của ngành ẩm thực, nghề đầu bếp ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người trẻ. Trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp không chỉ đảm bảo cho các bạn có một công việc ổn định mà còn mở ra cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp.
Nghề đầu bếp mang đến đa dạng cơ hội nghề nghiệp chẳng hạn như các mô hình kinh doanh ẩm thực tại các nhà hàng cao cấp, khách sạn cho đến nhà hàng gia đình hay những việc làm trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, trường học, bệnh viện và các dịch vụ ăn uống,…
Tùy vào sở thích, mục tiêu cá nhân, người đầu bếp có thể chọn nơi làm việc như:
- Quán ăn, nhà hàng gia đình: Môi trường này phù hợp với những đầu bế yêu thích không gian gần gũi với khách hàng.
- Khách sạn và khu nghỉ dưỡng: Đây là nơi tạo ra cơ hội việc làm sang trọng.
- Nhà hàng cao cấp, nhà hàng ẩm thực địa phương: Môi trường này giúp người đầu bếp thể hiện tài năng tạo ra các món ăn độc đáo.
- Doanh nghiệp thực phẩm: Ngoài nấu nướng, các bạn có thể làm những việc như tạo ra, phân phối các sản phẩm thực phẩm đóng gói, gia vị và đồ ăn nhanh.
Đọc thêm: Theo nghề đầu bếp có vất vả không?
Nghề đầu bếp học khối nào?
Ngành đầu bếp được xem là nghề hot, đặc biệt trong những năm gần đây, nó đem đến thu nhập tốt, sự ổn định cho người học. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ muốn theo học đang thắc mắc nghề đầu bếp học khối nào? Thật ra ngành nghề đầu bếp được đào tạo ở rất nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tại bậc Đại học hiện chưa có trường nào để mã ngành “Nghề bếp” hay “ Đầu bếp”, nhưng nếu vẫn muốn theo học hệ Đại học chính quy các bạn có thể lựa chọn các ngành học như:
- Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực
- Khoa học chế biến món ăn
- Quản trị chế biến món ăn
- Kỹ thuật chế biến món ăn
Các trường Đại học thường xét tuyển các ngành học trên theo những khối như A, A1, B, D7,… chỉ tiêu xét vào các ngành này khá ít chỉ khoảng 100 sinh viên cho mỗi ngành. Do vậy các bạn nên cân nhắc kỹ vì tỷ lệ cạnh tranh khá cao
Xem thêm: Yêu cầu của nghề đầu bếp là gì? Tố chất nào người đầu bếp cần có?
Học đầu bếp mất bao lâu?
Bên cạnh thắc mắc nghề đầu bếp học khối nào, nhiều bạn học sinh cũng rất quan tâm đến thời gian học tập ngành nghề này.
Các trường, các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành liên quan đến nghề đầu bếp có chương trình học chất lượng, bài bản. Nhà trường đào tạo các khối kiến thức về dinh dưỡng, quản lý bếp ăn – nhà hàng, hay kỹ thuật chế biến món ăn,… giúp sinh viên theo học tiếp thu kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề bếp một cách toàn diện.
Tại mỗi trường, mỗi cơ sở đào tạo sẽ có những quy định khác nhau về thời gian học tập, cụ thể:
– Đối với các trường Đại học, Cao đẳng: Thường thời gian đào tạo hai bậc này là 2 – 4 năm, đây là mức thời gian tiêu chuẩn theo quy chuẩn của Bộ giúp các bạn trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết cho quá trình làm việc sau này.
– Đối với các trường Trung cấp: Thời gian học hệ Trung cấp khá nhanh, đầu vào không khó, căn cứ theo từng đối tượng, thời gian hệ Trung cấp cũng có sự khác nhau, như sau:
- Đối với học sinh đã tốt nghiệp chương trình Trung học cơ sở, thời gian học sẽ là 3 năm.
- Đối với học sinh chưa học xong chương trình Trung học phổ thông, thời gian học tập là 2 năm.
- Đối với học sinh đã hoàn thành chương trình Trung học phổ thông, thời gian học là 1 năm đối với nghiệp vụ đầu bếp.
- Đối với những người đi làm, người học văn bằng 2, thời gian học kéo dài từ 3 – 6 tháng cho nghiệp vụ đầu bếp.
Học phí ngành đầu bếp là bao nhiêu?
Mức học phí ngành đầu bếp hiện nay không cố định. Tùy thuộc vào hệ đào đào, chương trình đào tạo mà sẽ cónhững mức học phí khác nhau.
- Với các trung tâm, trường dạy nghề đầu bếp – hình thức đào tạo phổ biến hiện nay, mức học phí có thể dao động từ 7 – 10 triệu đồng với khóa học đầu bếp cơ bản; khoảng từ 20 – 25 triệu đồng với khóa học đầu bếp nâng cao.
- Các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp, kỹ thuật chuyên sâu, mức học phí có thể cao hơn rất nhiều khoảng trên 30 triệu. Tại các trung tâm chuyên nghiệp, mỗi kỹ thuật trong nấu ăn sẽ được tính một mức phí riêng nên các bạn cần tham khảo kỹ trước khi đăng ký.
Điều kiện để theo ngành đầu bếp
Nhìn chung, nghề đầu bếp vẫn đang và sẽ cực kỳ có triển vọng phát triển, cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống và giải trí. Trên thực tế, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề đầu bếp đều có việc làm. Đây là một nghề dễ học, dễ tìm việc nhưng đòi hỏi sự kiên trì, niềm đam mê và tình yêu với nghề khá lớn.
Nghề đầu bếp cũng có những điều kiện nhất định để có thể theo học, cụ thể gồm:
- Bạn cần đủ 15 tuổi và có sức khỏe đảm bảo theo quy định của Khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 cùng với Điều 15 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH.
- Có sức khỏe tốt và không mắc các bệnh truyền nhiễm, hay bệnh ngoài da là điều kiện cần để thực hiện công việc.
- Quyết tâm và đam mê là yếu tố quan trọng để thành công trong công việc. Bởi chỉ khi làm việc bằng niềm đam mê và lòng yêu nghề, các bạn mới có thể vượt qua được những khó khăn và theo đuổi nghề một cách bền bỉ.
- Nỗ lực học hỏi và sáng tạo là chìa khóa của sự thành công trong nghề bếp. Hãy tích lũy kinh nghiệm, thử nghiệm và sáng tạo trong việc nghiên cứu, phát triển kỹ năng nấu ăn.
- Kiên nhẫn và lòng cầu tiến là những phẩm chất không thể thiếu đối với một người đầu bếp thành công. Bởi chỉ có chịu khó học hỏi từ những người đi trước, liên tục cập nhật xu hướng ẩm thực mới và nỗ lực sẽ quyết định đến sự phát triển trong sự nghiệp nấu ăn.
Trên đây là chia sẻ giải đáp thắc mắc Nghề đầu bếp học khối nào cùng những thông tin liên quan khác mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc hiểu hơn về ngành nghề này, từ đó có thể theo đuổi đam mê và trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp.