Nghề đầu bếp là gì? Điều kiện để theo học ngành đầu bếp thế nào?

Nghề đầu bếp là gì? Điều kiện để theo học ngành đầu bếp thế nào?

Nghề đầu bếp là gì? Điều kiện để theo học ngành đầu bếp thế nào? Đây là những thắc mắc của nhiều thí sinh đang có nguyện vọng theo đuổi nghề đầu bếp. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ giúp các bạn đọc tìm thấy lời giải, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Nghề đầu bếp là gì?

Đầu bếp là danh xưng chỉ công việc chế biến và mang đến những món ăn ngon, hương vị hấp dẫn đến cho các thực khách. Trên thị trường việc làm hiện nay, bởi vì nhu cầu ăn uống của con người ngày càng cao cấp và liên tục đổi mới nên nghề đầu bếp chưa bao giờ ngừng hot.

Mức thu nhập của người đầu bếp khá ổn định, khoảng 8 – 10 triệu/tháng đối với đầu bếp mới vào nghề. Sau khi đã có kinh nghiệm, mức lương trung bình dao động từ 12 – 30 triệu đồng/tháng. Ở các vị trí cao ngoài mức lương chính thức các bạn sẽ có thể được nhận thêm nhiều khoản phụ cấp, thưởng khác.

Lộ trình phát triển sự nghiệp của nghề đầu bếp thường bắt đầu từ công việc phụ bếp cho đến đầu bếp, tổ phó, tổ trưởng, bếp phó, bếp trưởng, bếp phó điều hành và cuối cùng là bếp trưởng điều hành. Tại mỗi vị trí sẽ có những yêu cầu và đòi hỏi về năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng hoàn toàn khác nhau.

Với những ai đang có mong muốn theo đuổi ngành nghề đầu bếp thì các bạn cần phải được đào tạo nghề về những kiến thức ẩm thực, cùng phương pháp chế biến món ăn. Thực tế người đầu bếp còn làm một số công việc khác như giám sát trong nhà bếp, lên menu món ăn, xác định chi phí, giá cả nguyên liệu, hay theo dõi hàng tồn kho, tuyển dụng nhân sự cho bộ phận bếp,…

Mô tả chi tiết công việc của nghề đầu bếp

Nghề đầu bếp sẽ phải thực hiện những công việc dưới đây:

Kiểm tra, chuẩn bị nguyên liệu, xử lý nguyên liệu tồn

Đầu mỗi ca làm việc đầu bếp phải kiểm tra lại thực phẩm và nguyên liệu còn tồn đọng của ca làm việc trước để có thể đưa ra phương án xử lý phù hợp. Điều này giúp cơ sở kinh doanh tiết kiệm nguồn nguyên liệu và đồng thời giúp đầu bếp lên kế hoạch order nguyên liệu phục vụ cho ca làm việc của chính họ.

Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đầu bếp phải luôn kiểm tra tủ chứa đồ để biết được tình trạng về hạn sử dụng, nguyên vật liệu có đang gặp vấn đề gì không.

Trực tiếp chế biến các món ăn theo thực đơn

Các đầu bếp sẽ tiếp nhận thông tin order món của khách hàng từ bộ phận phục vụ. Sau khi đã nhận được order, bộ phận bếp bắt đầu tiến hàng sắp xếp và phân chia nhiệm vụ cho từng nhân viên, cụ thể:

  • Các nhiệm vụ gồm sơ chế nguyên liệu, chiên xào, trình bày món,… sẽ được chia nhỏ và phân công đến từng nhân viên bếp hoặc các phụ bếp.
  • Nhiệm vụ tẩm ướp gia vị đầu bếp sẽ là người trực tiếp làm vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và họ cũng có những bí quyết nghề riêng.

Ngoài ra về những món chính, đầu bếp sẽ là người trực tiếp chế biến món ăn vì họ sẽ đảm bảo được các định lượng trong thành phần, gia vị, công thức.

Bảo quản các thiết bị nhà bếp

Đối với các đầu bếp, việc giữ gìn tốt các thiết bị nhà bếp sẽ giúp cho quá trình chế biến các món ăn trở nên an toàn khi đến với thực khách.

Sau mỗi ca làm việc, người đầu bếp sẽ tiến hành vệ sinh khu vực bếp, làm sạch các dụng cụ đã sử dụng trong quá trình chế biến và sắp xếp ngăn nắp theo đúng quy định.

Thực hiện các công việc cuối ca

Cuối mỗi ca làm việc, người đầu bếp có trách nhiệm bảo quản số nguyên liệu còn lại trong ca làm việc của mình, sau đó họ bàn giao lại cho ca tiếp theo và thực hiện các công tác đóng ca.

Bên cạnh các hoạt động trên người đầu bếp còn phải thực hiện một số nhiệm vụ khác như:

  • Tổng hợp các đơn hàng để báo cáo, chuyển số lượng order cho thu ngân tính toán doanh thu cuối ngày.
  • Báo cáo các vấn đề còn tồn đọng trong ca làm việc hay những sự cố phát sinh trong khu vực bếp hay khiếu nại, phản hồi của khách hàng.

Điều kiện để theo học ngành đầu bếp ra sao?

Nghề đầu bếp là một trong những ngành nghề đòi hỏi nhiều sự sáng tạo, nó yêu cầu người đầu bếp phải có kỹ năng và đam mê trong nấu ăn. Do đó bạn cần phải có những điều kiện sau đây để có thể theo học ngành đầu bếp, cụ thể:

Người học đủ 14 tuổi và có thể lực tốt

Theo quy định của Bộ Luật lao động năm 2012, Khoản 1, Điều 61 về Học nghề, tập nghề quy định rằng: “Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định…”.

Như vậy, chỉ cần bạn đủ 14 tuổi là có thể theo học nghề tại doanh nghiệp, bao gồm nghề bếp. Trong trường hợp học nghề tại các trường, trung tâm đào tạo nghề thì đối tượng tuyển sinh phải đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với ngành nghề theo học (theo Khoản 1, Điều 3, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và Điều 15, Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH​).

Niềm đam mê, sự nhiệt huyết với nghề

Ngành đầu bếp nói riêng và các ngành dịch vụ nói chung đều đòi hỏi người lao động phải làm việc dưới áp lực và cường độ cao. Theo ngành nghề dịch vụ hàng ngày các bạn phải phục vụ hàng trăm, hàng nghìn khách hàng với những nhu cầu và sở thích khác nhau, đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn.

Do đó chỉ có niềm đam mê, sự nhiệt huyết với nghề mới giúp các bạn có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc.

Không ngừng học hỏi và nỗ lực hết mình

Việc học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng liên tục là một yếu tố quan trọng đưa bạn đến với thành công.

Có ước mơ và ý chí cầu tiến

Đây chính là động lực giúp bạn đương đầu với những thử thách và vượt qua khó khăn, hướng đến mục tiêu đã đặt ra.

Được đào tạo bài bản có Bằng cấp chính quy

Các nhà tuyển dụng luôn mong muốn tuyển được những người nhân sự vừa có kiến thức, kỹ năng tốt, vừa được đào tạo bài bản với Bằng cấp chính quy để tránh việc phải tốn thời gian và chi phí đào tạo lại từ đầu.

Hy vọng những thông tin chia sẻ bên trên sẽ hữu ích giúp bạn đọc nắm được tất tần tật về nghề đầu bếp, từ đó sẽ hiểu hơn về nghề và nhanh chóng đạt được thành công như mong muốn. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập website https://www.hevobco.com.vn/ để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.