Với những em bé, có lẽ trước khi đi ngủ được bố mẹ kể cho nghe những câu chuyện cổ tích thì không gì có thể ý nghĩa bằng. Những câu truyện cổ tích việt nam cho bé luôn mang tới những ý nghĩa lớn lao. Hãy cùng theo dõi những câu chuyện dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Truyện cổ tích Việt Nam cho bé
Cóc kiện trời
Vào một ngày rất lâu lâu rồi, năm nào cũng không rõ, năm ấy hạn hán nặng nề. Trên trời không đổ một giọt mưa, sông ngòi khô cạn kiệt, cây cối mùa màng vì không có nước tưới cũng vì thế mà khô cằn rồi chết khô. Không những vậy, các loài chim muông thú dữ cũng không có nước để uống, chũng đều nằm lè lưỡi, trực chờ cái chết tới. Các con vật to lớn hùng mạnh xưa nay tác oai tác quái trong rừng đều nằm lè lưỡi mà thở để đợi chết, không ai nghĩ được kế gì để cứu mình, cứu muôn loài. Sức mạnh của chúng chỉ để bắt nạt nhau thôi chứ đâu có thể làm gì nổi ông trời. Duy có anh chàng Cóc tía bé nhỏ, xấu xí kia là có gan to. Anh tính chuyện lên thiên đình kiện Trời làm mưa cứu muôn loài…
Dù chỉ có môt mình đi kiện ông trời những Cóc tía không hề nan lòng. Đi qua một vũng đầm khô, Cóc tía gặp Cua càng. Cua hỏi Cóc đi đâu. Cóc bèn kể rõ sự tình và rủ Cua cùng đi kiện Trời. Ban đầu Cua định bàn ngang, thà chết ở đây còn hơn chứ Trời xa thế đi sao tới mà kiện với tụng. Nhưng những con vật ở quanh Cua nghe Cóc nói lại tranh nhau mà bàn ngang bàn lùi, làm cho Cua nổi giận. Nói ngang bàn ngang là chuyện ngang của Cua thế mà họ lại dám tranh mất cái quyền ấy, cái quyền được phép ngang như cua cơ mà. Thế là Cua làm ngược lại, Cua tình nguyện cùng đi với Cóc.
Đi được một đoạn nữa, Cóc lại gặp Cọp đang nằm phơi bụng thở thoi thóp. Gấu đang chảy mỡ ròng ròng và khát cháy họng. Vì thiếu nước, Gấu và Cọp đều di chuyển chậm chạp.Cóc rủ Gấu và Cọp đi kiện trời. Cọp còn lưỡng lự thì Gấu đã gạt đi mà nói rằng:
– Anh Cóc nói có lý, chẳng có lẽ chúng mình cứ nằm ở đây đợi chết khát cả ư?… Ta theo anh Cóc thôi. Anh Cua ngang như vậy mà vẫn còn theo anh Cóc được thì tại sao chúng mình không theo?
Gấu, Cọp cùng Cua và Cóc đều nhập lại thành đoàn. Đi thêm một chặng nữa thì gặp đàn Ong đang khô mật và con Cáo bị lửa nướng cháy xém lông. Thấy cả đoàn cùng nhau đi kiện trời thì cả hai con thấy vậy cũng xin nhập đoàn để theo cùng. Và đoàn loài vật ngày một đông thêm cùng nhau đi kiện Trời do Cóc dẫn đầu.
Cóc dẫn các bạn đi mãi, đi mãi đến tận cửa thiên đình. Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước cửa Trời oai nghiêm, bọn Cọp, Gấu, Cáo, Ong, Cua đều sợ, duy chỉ có Cóc là gan liền dõng dạc ra lệnh:
– Bây giờ các anh phải nghe lời tôi. Kia là chum nước của Trời, anh Cua vào nấp trong ấy. Anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi. Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được Trời.
Tất cả đều nghe lệnh của Cóc. Sắp đặt xong đâu đấy Cóc mới nhảy lên mặt trống đánh ba hồi ầm vang như sấm động.
Đang nằm ngủ trưa thư giãn, Ngọc Hoàng bị tiếng trống lôi đình đánh thức dậy nên bực bội lắm, liền sai Thiên Lôi ra xem có chuyện gì. Thiên Lôi lười biếng vội phủi bụi và mạng nhện giăng đầy trên lưỡi búa tầm sét cắm cổ chạy ra. Thiên Lôi ngạc nhiên vì ở ngoài cửa thiên đình chẳng thấy có một người nào cả chỉ thấy mỗi một con Cóc xù xì xấu xí đang ngồi chễm trệ trên mặt trống của nhà Trời. Thiên Lôi hết nhìn con Cóc lại nhìn lưỡi búa tầm sét khổng lồ của mình và thở dài vì cái búa to quá mà Cóc bé quá, đánh chưa chắc đã trúng được. Thiên Lôi bèn chạy vào tâu Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng nghe xong bực lắm bèn sai con gà trời bay ra mổ chết chú Cóc hỗn xược kia.
Khi con Gà trời vừa hung hăng bay ra, thì Cóc liền ra ám hiệu cho Cáo từ phía bên trái, lập tức anh Cáo liền nhảy ra cắn cổ Gà và tha đi mất. Cóc lại đánh trống lôi đình. Ngọc Hoàng càng giận giữ sai Chó nhà trời xổ ra cắn Cáo. Chó vừa xồng xộc chạy ra thì Cóc lại nghiến răng ra hiệu. Từ phía bên trái, anh Gấu bất ngờ xuất hiện khiến Chó không kịp trở tay, nhận ngay một đòn đánh trời giáng từ Gấu. Chó ngã lăn ra đất, không động đậy.
Sau đó, Cóc kiên trì lại thúc trống lôi đình thêm lần nữa để đánh thức Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng bèn sai Thiên Lôi ra trị tội Gấu. Thiên Lôi là vị thần trời có lưỡi tầm sét mỗi lần vung lên thì thành sét đánh ngang trời, thành sấm động bốn cõi. Sức mạnh của Thiên Lôi không có ai bì được. Ngọc Hoàng yên trí lần này cử đến ông Thiên Lôi ra quân thì cái đám Cóc, Cáo ắt hẳn là tan xác. Vì thế khi ông Thiên Lôi vác lưỡi tầm sét đi là Ngọc Hoàng lại lười biếng co chân nằm trên ngai vàng mà ngủ tiếp.
Cậu bé thông minh
Ngày xửa ngày xưa, thưở ấy ở nước ta đang cần người hiền tài giúp nước, các quan trong triều cũng đã già cả rồi, sức không còn nhiều, nhà Vua bèn sai một viên quan đi dò la khắp nước để tìm ra người tài giỏi cùng vua lo toan việc nước. Viên quan đã đi khắp nơi, ngựa cũng đi nhiều cũng đã gầy róc đi, nhưng vẫn chưa tìm được người ưng ý. Đi đến đâu ông cũng ra những câu đố hóc búa để tìm người tài nhưng chưa ai giải được câu đố của ông.
Xem ngay: truyện tranh online để có thêm những câu chuyện độc đáo
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, ngựa đi lâu cũng đã mệt, ông ngồi nghỉ ngơi bên vệ đường, tiện cho ngựa ăn ít cỏ. Thấy hai cha con đang làm ruộng, người cha gầy gò đang đánh trâu cày, đứa con chừng 7 – 8 tuổi đang đập đất. Ông bèn hỏi:
– Này ông kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha ngơ ngác suy nghĩ không biết trả lời quan sao cho phải, thì đứa con đã nhanh nhảu:
– Quan cho con hỏi quan trước đã: Nếu quan trả lời được ngựa của quan đi một ngày được mấy bước thì con sẽ cho quan biết trâu nhà con một ngày cày được mấy đường.
Viên quan nghe thấy cậu bé đáp thế thì ngạc nhiên lắm, lúng túng không biết phải làm sao, trong bụng quan thì mừng thầm “Chắc chắn cậu bé này lớn lên sẽ là người tài rồi, ta việc chi phải tìm kiếm gì cho mệt nữa”. Thế rồi quan hỏi tên họ quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.
Thấy viên quan hào hứng trở về, lại tâu đã tìm được người tài thì mua mừng lắm, nhưng để biết cậu có thật thông minh, vưa bèn sai người mang cho làng đó ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, ra lệnh năm sau làng phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con. Nếu không nộp đủ thì làng phải chịu tội.
Dân làng nghe chiếu vua ban thì mừng ít mà lo thì nhiều, mừng vì làng cũng được vua để tâm tới, ắt sau này sẽ được hỗ trợ, nhưng ba trâu đực kia đẻ sao được chín trâu cái đây? Bao nhiêu cuộc họp làng mở ra, bao nhiêu ý kiến vẫn không giải quyết được vấn đề nhà vua ban, chưa bao giờ làng lại hối hả và sục sạo như thế, tất cả cho đó như là một tai vạ sắp xảy ra. Việc đến tai em bé con người thợ cày. Em liền bảo cha:
– Cha ơi, chẳng mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng ngả thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một trận cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng bán đi làm lệ phí cho hai cha con ta lên đường trẩy kinh.
– Trâu vua ban mà dám ăn thịt thì chẳng phải một năm nữa mà mai cả làng sẽ phải chịu tội luôn đấy con ạ. Con đừng có dại.
Cậu bé cười và quả quyết:
– Cha cứ tin ở con, con biết tự lo liệu mà, thế nào cũng xong xuôi.
(…)
Trên đây là những truyện cổ tích Việt Nam hay nhất đi cùng với thời gian mẹ có thể đọc sách cho bé. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích.