Văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật tạo nên tính đa dạng, phong phú trong nền văn học nghệ thuật của Việt Nam. Vậy văn học dân gian là gì các khái niệm văn học dân gian là gì, bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm câu trả lời.
Nội dung bài viết
Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là tác phẩm truyền miệng được sáng tạo nhằm phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. Văn học dân gian không có khái niệm tiêu chuẩn nào cả mà chỉ mang tính truyền miệng từ người này qua người khác, từ đời này qua đời kia gồm các câu truyện cổ tích, sử thi, truyền thuyết…
Văn học dân gian là tuổi thơ của biết bao thế hệ từ thuở còn nằm nôi, ru ngủ, các tác phẩm diễn tả lại hiện thực đời sống và những người dân cần cù, chịu thương chịu khó. Qua văn học dân gian cho ta thấy được tình yêu thương giữa con người với con người, và mối liên hệ giữa con người với cây cối, con vật xung quanh cuộc sống hằng ngày.
Xem thêm:
Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
Tính truyền miệng
Những ngôn từ truyền miệng trong văn học dân gian tạo những ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của các tác phẩm, phản ánh sinh động những hiện thực của cuộc sống.
Văn học dân gian có tình truyền miệng được truyền từ người này qua người khác qua nhiều thế hệ khách nhau, các tác phẩm dân gian này được trình diễn qua các phương thức nói, kể, hát, kịch…
Tính tập thể
Văn học dân gian mang tính tập thể là sản phẩm do quá trình sáng tác tập thể. Tác phẩm sáng tác tập thể ban đầu được một người khởi xướng sau đó được tập thể tiếp nhận và tiếp tục lưu truyền, sửa chữa bổ sung làm cho tác phẩm hoàn thiện, phong phú hơn về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm.
Tác phẩm sau khi hoàn thiện sẽ là tài sản chung của tập thể, mọi người có thể tiếp nhận và bổ sung sửa chữa theo quan niệm và khả năng nghệ thuật của mình.
Các thể loại của văn học dân gian
- Thần thoại: Thể loại này kể về các vị thần tạo ra thế giới, phản ánh những điều chân thực nhất của con người thời cổ đại về thế giới xung quanh.
- Truyền thuyết: Truyền thuyết là những câu chuyện truyền miệng kể về các nhân vật trong lịch sử hoặc kể về nguồn gốc các di tích các nhân vật trong truyền thuyết, sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại, khoa trương, các yếu tố hư cấu…
- Sử thi: Thể loại này sử dụng các ngôn từ theo thể tự sự nói về đời sống nhân dân với các nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ trong một thế giới nào đó. Ví dụ như Sử thi Đăm Săn (dân tộc Êđê), Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường)…
- Truyện cổ tích: Đây là một thể loại văn học được dân gian sáng tác thuộc thể loại truyện ngắn có các yếu tố hư cấu, thần kỳ như: tiên, yêu tinh, thần tiên… và thường là có phép thuật, hay bùa mê.
- Truyện ngụ ngôn: Đây là thể loại truyện dân gian được kể bằng văn xuôi hoặc bằng thơ mượn các loài động vật, cây cỏ, đồ vật… và sử dụng biện pháp ẩn dụ để nói bóng gió, chuyện người, chuyện đời để nêu lên những bài học luân lí.
- Truyện cười: là lĩnh vực truyện dân gian rộng lớn, đa dạng được gọi bằng các danh từ khác nhau nhằm tạo nên các yếu tố hài hước, gây cười nhằm khen chê hoặc mua vui, giải trí.
- Tục ngữ: Tục ngữ được sử dụng những ngôn từ ngắn gọn xúc tích từ các kinh nghiệm, đúc kết của nhân dân tạo nên vần điệu dễ nhớ dễ truyền miệng…
- Câu đố: Với thể loại câu đố phản ánh sự vật hiện tượng theo lối nói chệch, phản ánh sự vật hiện tượng qua sự so sánh, hình tượng hóa.
- Ca dao: Ca dao là thể loại thơ ca dân gian được truyền miệng dưới dạng những câu hát được phổ theo thể thơ lục bát, hoặc thể thơ tự do cho dễ nhớ dễ thuộc.
- Vè: Đây là thể loại tự sự dân gian, có tính thời sự phản ánh kịp thời các sự kiện xảy ra trong làng, trong cuộc sống hằng ngày thể hiện thái độ khen chê với các sự kiện đó.
Chức năng của văn học dân gian
Văn học dân gian được xem như là bộ bách khoa toàn thư về các kiến thức, tôn giáo, triết học, của nhân dân, văn học giúp gìn giữ và lưu truyền các tri thức về kinh nghiệm sống, các kiến thức về tự nhiên, xã hội… đem lại những bài học giá trị cho đời sau.
Ngoài ra văn học dân gian còn có khả năng định hướng đạo đức cho con người trong cuộc sống. Có những tác phẩm tiểu phẩm mang nhiều ý nghĩa giáo dục trực tiếp mang ý nghĩa tường minh, song cũng có những tác phẩm dân gian chứa hàm ý có ý nghĩa giáo dục dán tiếp.
Văn học dân gian đã ra đời và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, các tác phẩm dân gian cũng được ra đời trong thói quen sinh hoạt của người dân.
Trên đây là những thông tin về văn học dân gian là gì và ý nghĩa của văn học dân gian với đời sống, hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích tới bạn đọc.