Văn học hiện thực được viết trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang dưới ách thống trị của đế quốc và sự bóc lột của các cường hào ác bá, khiến người dân lâm vào cảnh thống khổ. Vậy văn học hiện thực là gì? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi tìm lời giải đáp chi tiết nhất.
Nội dung bài viết
Văn học hiện thực là gì?
Văn học hiện thực là những tác phẩm liên quan đến hiện thực đời sống, những vấn đề trong xã hội và lấy chính con người làm đối tượng để phản ánh, bất kể tác phẩm đó được viết theo phong cách nghệ thuật nào. Tuy nhiên để một tác phẩm văn học hiện thực thành công cần phải tuân thủ nghiêm ngặt cái gọi là mỹ học như:
- Xây dựng tác phẩm là một hình tượng điển hình và điển hình hóa những sự kiện trong cuộc sống hằng ngày.
- Tạo sự liên kết giữa các mối quan hệ tính cách các nhân vật và hoàn cảnh, con người, môi trường sống.
- Xây dựng tác phẩm chi tiết cụ thể và có độ chính xác cao.
Xem thêm:
Văn học hiện thực ra đời cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, nhiều người cho rằng vấn đề phản chủ nghĩa được hình thành từ thời kỳ cổ đại và trải qua các giai đoạn như: Cổ đại, phục hưng, Ánh sáng, thế kỷ XIX,…Tuy nhiên một số ý kiến khác cho rằng chủ nghĩa hiện thực hình thành vào những năm 30 của thế kỷ XIX.
Ở nước ta văn học hiện thực xuất hiện trong các tác phẩm nổi tiếng như: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Thơ Nguyễn Khuyến, thơ Hồ Xuân Hương… đã phơi bày, tả chân thực khách quan cuộc sống thời bấy giờ.
Tại thời điểm năm 1930 – 1945 văn học hiện thực phát triển rầm rộ, quy mô. Các tác giả thời đó có khuynh hướng tả chân thực, tả cuộc sống hiện tại, con người, sự việc đã xảy ra để làm nội dung cho tác phẩm. Trong thời kỳ đó xuất hiện rất nhiều cây bút tài năng như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lập, Nam Cao… đây là những tác giả được đánh giá là những người đưa văn học hiện thực lên một tầm cao mới.
Lịch sử phát triển của văn học năm 1930 – 1945
Từ năm 1930 – 1935
Trong giai đoạn này văn học hiện thực các tác phẩm đã thể hiện được tinh thần phê phán mang tính bất công, chèn ép với những người được coi là dưới đáy xã hội lúc bấy giờ. Đồng thời cũng thấy được sự đồng cảm, cảm thông, đau xót với những tầng lớp bị áp bức thời bấy giờ.
Từ năm 1936 – 1939
Thời kỳ này với nhiều biến động tạo thuận lợi cho văn học hiện thực phê phán được phát triển, các tác giả nổi tiếng thời bấy giờ như: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,… đã thành công và có rất nhiều tác phẩm hay được công chúng biết đến. Các tác phẩm của các nhà văn đều tập trung tả chân thực tình trạng của xã hội thời bấy giờ, nổi thống khổ của người dân chịu áp bức, bóc lột, của chế độ cai trị, phơi bày những sự thật tàn nhẫn và đồng cảm, đau thương.
Từ năm 1940 – 1945
Trong giai đoạn này văn học hiện thực phê phán được thể hiện rất nổi bật qua các tác phẩm của nhà văn Nam Cao, ngòi bút của ông luôn hướng tới việc phân tích xã hội thông qua tâm lý nhân vật.
Như vậy có thể thấy văn học hiện thực ở nước ta phát triển từ năm 1930 – 1945 chia đều thành 3 giai đoạn và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc nhất là ở giai đoạn cuối.
Những thành tựu của văn học hiện thực đạt được
Những tác giả nổi tiếng đóng góp cho sự phát triển của văn học hiện thực là Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao,…tác giả đã vẽ lên một bức tranh chân thực về xã hội đen tối thời bấy giờ. Những tác phẩm nổi tiếng có thể kể đến như: Bước đường cùng, Bỉ vỏ, Số Đổ, Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc,…miêu tả chân thực xã hội lúc đó với sự ảm đạm, nhiều bi kịch, làng quê xơ xác nghèo đói, những tệ nạn xã hội, người dân nghèo bị các cường hào ác bá chèn ép đến bước đường cùng dẫn tới mất hết nhân tính.
Các tác phẩm đánh mạnh vào tâm lý nhân vật để phản ánh thực chất xã hội như: Sống mòn, Đời thừa, Chí Phèo,…
Những câu truyện trào phúng có ý nghĩa sâu cay của tác giả Nguyễn Công Hoan như: Đồng hào có ma, tinh thần thể dục,…
Ngoài ra tác phẩm có thiên hướng Âu hóa mang lại sự vui vẻ, trẻ trung, cải cách y phục và cuộc sống tạo ra nhiều nghịch cảnh được phản ánh rõ nét qua tác phẩm: Số đỏ…
Bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tác phẩm văn học hiện thực là gì? Những tác phẩm văn học hiện đại dù cho ở bất cứ thời kỳ nào thì những nét chữ và ý nghĩa của các tác phẩm sẽ vẫn còn sống mãi với thời gian.