Văn học hiện thực phê phán đến ngày nay vẫn đang nhận khá nhiều tranh cãi, thể loại văn học này được phát triển từ giai đoạn đầu của thế kỷ 20. Để hiểu rõ hơn về văn học hiện thực phê phán bài viết dưới đây chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp nhé.
Văn học hiện thực phê phán là gì?
Văn học hiện thực phê phán thường có rất nhiều những ý kiến trái triều như sau:
Văn học hiện thực phê phán trong từ điển văn học
Trong từ điển của Trần Đình Sử văn học hiện thực phê phán được hiểu theo hai nghĩa như sau:
- Theo nghĩa rộng: văn học hiện thực phê phán là những tác phẩm có quan hệ mật thiết với cuộc sống hiện thực, với ý nghĩa, khái niệm văn học chính là sự thật về cuộc sống có tính hiện thực cao.
- Theo nghĩa hẹp: văn học nghệ thuật phê phán là một trào lưu văn học với nội dung sắc sảo, được xây dựng theo nguyên tắc mỹ học.
Xem thêm:
Văn học hiện thực phê phán theo cuốn lý luận học
Trong cuốn lý luận học tác giả lý giải hiện thực không phải là phương pháp mà là tác giả sáng tác với phong cách tái hiện lại cuộc sống một cách chân thực nhất.
Văn học hiện thực phê phán theo bách khoa toàn thư
Theo bách khoa toàn thư chủ nghĩa hiện thực phê phán như một trào lưu văn học, tác giả lấy chính hiện thực của xã hội và các vấn đề liên quan trong xã hội để sáng tác.
Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán nổi bật
Tác phẩm “Tắt đèn” Ngô Tất Tố
Tác phẩm đã phản ánh hiện thực của một làng quê dưới sự cai trị của thực dân Pháp, dưới ách cai trị của thực dân Pháp dân ta phải chịu sưu và những khoản thuế vô lý cả người chết cũng phải đóng thuế tạo nên sự căm hận trong nhân dân.
Bối cảnh trong tác phẩm với bối cảnh cổng làng đóng chặt, hào lý cùng bị tay sai thực dân đi đến từng nhà bắt trói những người thiếu sưu. Trong tiếng tù và, tiếng trống thúc giục chị Dậu phải lo chạy vạy cả đêm để lo tiền đóng sưu, thậm chí chị Dậu còn bán cả đứa con gái đầu lòng của mình cho vợ chồng nhà Nghị Quế để trả nợ sưu. Không những phải nộp cho cả nhà mà chị còn phải nộp cho cả chú Hợi người trong nhà đã chết từ lâu. Cả gia đình chị điêu đứng trước khoản thuế vô lý của bọn thực dân.
Tác phẩm “Phóng sự việc làng” Vũ Trọng Phụng
Phóng sự việc làng của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm nổi tiếng nói về những hủ tục lạc hậu của nông thôn Việt Nam, cuộc sống của người dân bị cản trở bởi những hủ tục lạc hậu của xã hội khiến cho biết bao người dân phải khốn khổ. Dưới con mắt nghệ thuật của tác giả và giọng văn trào phúng giúp cuộc đời của người dân thời bấy giờ được mô phỏng như một tấm hài kịch, châm biếm.
Vỡ đê – Vũ Trọng Phụng
Tác phẩm “Vỡ Đê” là tác phẩm rất hay của Vũ Trọng Phụng phản ánh những hiện thực từ nông thôn tới thành thị, những chính sách thống trị, đàn áp nhân dân của bọn thực dân quan lại. Người khổ nhất ở đây chính là những người nông dân, quanh năm làm lụng vất vả, sống trong hoàn cảnh cơ cực, đói rét bởi những chính sách thuế má vô lý không tên.
Tác phẩm cho thấy rõ những tháng năm tăm tối của nhân dân dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến trong giai đoạn 1945. Tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề trong xã hội như: nạn tham nhũng, quan trường, hối lộ, bòn rút của xã hội thực dân. Qua tác phẩm các độc giả có thể hình dung rõ nét về hoàn cảnh sống và các vấn đề trong xã hội thời bấy giờ.
Số Đỏ – Vũ Trọng Phụng
Với tác phẩm “Số Đỏ” Vũ Trọng Phụng là tác phẩm văn học hiện thực phê phán nói về cuộc đời của Xuân tóc đỏ, là một kẻ mồ côi sống nay đây mai đó, ăn ở tại các đầu đường xó chợ. Vì sống trong hoàn cảnh đó mà Xuân tóc đỏ lớn lên trở thành một kẻ lưu manh, qua ngòi bút của tác giả cho thấy được xã hội hỗn loạn thời đó bởi sự du nhập văn hóa phương Tây.
Do không được nuôi dạy và kết hợp cùng tâm sinh lý sính ngoại đã biến một đứa trẻ đầu đường xó chợ thành giới tri thức có tầm nhìn. Tác phẩm thông qua tiếng cười châm biếm đã làm nổi bật rõ những trò hề không tưởng của xã hội thời bấy giờ.
Trên đây là những thông tin về văn học hiện thực phê phán và những tác phẩm văn học hiện thực phê phán nổi tiếng. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.