Văn học trung đại là gì? Quá trình hình thành phát triển của văn học trung đại như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ hệ thống lại những kiến thức của văn học trung đại để các bạn có cái nhìn khái quát hơn nhé.
Nội dung bài viết
Văn học trung đại là gì?
Các tác phẩm ở trong xã hội phong kiến Việt Nam được gọi chung là tác phẩm văn học trung đại. Văn học trung đại với sự kết hợp phong phú sẵn có của văn học dân gian tạo nên các tác phẩm văn học với diện mạo hoàn chỉnh.
Văn học trung đại là giai đoạn văn học được hình thành và phát triển trong khuôn khổ của nhà nước phong kiến Việt Nam phát triển từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX.
Xem thêm:
Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại
Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỷ X đến hết thể kỷ XIV
Văn học ở thời đại này chủ yếu là các tác phẩm được sáng tác bằng chữ Hán nói về tinh thần dân tộc tình yêu nước của người dân thời bấy giờ. Những tác phẩm nổi tiếng thời đó như: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu),…v.v.
Văn học chữ Nôm phát triển mạnh ở cuối thế kỷ XIII đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử văn học trung đại. Văn học chữ Nôm được thể hiện qua nhiều hình thức như: ngâm khúc, truyện thơ, phú, văn tế,… tất cả các tác phẩm đều phản ánh chân thực cuộc sống của người dân thời bấy giờ.
Giai đoạn 2: Từ đầu thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII
Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm phát triển song song trong giai đoạn này thể hiện tình yêu thương đất nước và phê phán hiện thực xã hội phong kiến. Tại thời điểm này văn học chính luận và văn xuôi tự sự là 2 thể loại phát triển vượt bậc, những đóng góp to lớn trong văn học trung đại có thể kể đến như: Nguyễn Trãi với Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Dữ với Truyền kì mạn lục và Lê Thánh Tông với Thánh Tông di thảo tương truyền.
Các tác phẩm văn học chữ Nôm ở giai đoạn này rất phát triển và có nhiều thành tựu như:
- Các thể thơ Đường luật và Đường luật kết hợp lục ngôn rất được phổ biến: Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch vân quốc ngữ thi, Quốc âm thi tập.
- Tác phẩm thuộc Khúc ngâm thể song thất lục bát: Tứ thời khúc vịnh.
- Các tác phẩm thuộc diễn ca lịch sử như: Thiên Nam ngữ lục (lục bát), Thiên Nam minh giám (song thất lục bát).
Giai đoạn 3: Từ đầu thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX
Ở giai đoạn này chế độ phong kiến bắt đầu suy thoái bởi các phong trào nhân dân khởi nghĩa. Văn học trung đại với trào lưu chủ nghĩa nhân đạo ra đời, tiêu biểu nhất là giai đoạn người phụ nữ thời bấy giờ bắt đầu cất tiếng nói đòi quyền sống, quyền bình đẳng. Các tác phẩm trung đại nổi tiếng thời bấy giờ có thể kể đến như: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), kiệt tác Truyền Kiều của Nguyễn Du,… và các nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,…
Giai đoạn 4: Nửa cuối thế kỷ XIX
Đây là giai đoạn thực dân Pháp xâm lược nước ta mở ra một thời kỳ thực dân nửa phong kiến. Chủ nghĩa phong kiến ở thời đại này trong văn học càng được thể hiện rõ hơn cùng với âm hưởng bi tráng, hào hùng với các tác phẩm nổi tiếng như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu, và các nhà thơ quen thuộc Phan Văn Trị, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Thông,… các tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong trong chương trình trung học. Ngoài ra Tú Xương và Nguyễn Khuyến còn là 2 nhân vật tiêu biểu của thơ ca trữ tình thời bấy giờ.
Trên đây là những thông tin về văn học trung đại Việt Nam và các giai đoạn phát triển. Hy vọng với những thông tin kể trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn phục vụ cho công việc và học tập.